Đến thăm cố đô Huế, không thể không tìm hiểu về văn hóa Nhà Rường cũng như nói đến Văn hóa Huế không thể không nhắc đến Nhà Rường. Trên mảnh đất Thần Kinh xưa, vua chúa ở nhà rường, hoàng thân quốc thích ở nhà rường, quan lại, người giàu có ở nhà rường, ô
Đến thăm cố đô Huế, không thể không tìm hiểu về văn hóa Nhà Rường cũng như nói đến Văn hóa Huế không thể không nhắc đến Nhà Rường. Trên mảnh đất Thần Kinh xưa, vua chúa ở nhà rường, hoàng thân quốc thích ở nhà rường, quan lại, người giàu có ở nhà rường, ô
Cổng vào Quế Lâm Viên |
Một trong các nhà Rường |
Đi dọc theo đường Kim Long phía tả ngạn Sông Hương, cách Đại nội Huế khoảng 3km là gặp đường Phú Mộng, thôn Phú Mộng thuộc làng Kim Long trước đây là nơi chôn rau, cắt rốn của danh tướng Tôn Thất Thuyết và là nơi có nhiều tư dinh của các Đại thần triều Nguyễn, nơi đây có phủ thờ tả quân Lê Văn Duyệt đầu thôn Phú Mộng, từ phủ Tả quân trở đi, có Phủ Diên Phước công chúa, nhà ở quan Thượng thư Bộ Lễ Phạm Hữu Điền, nhà ở của các hậu duệ triều Nguyễn… Phải chăng vì vậy mà mỗi khi đặt chân đến nơi đây du khách thường vô cùng ấn tượng bởi cảnh quan cổ kính, tươi đẹp với hàng chục ngôi nhà cổ nằm dọc theo con đường được lát hàng gốm đỏ công phu quanh năm cây xanh, bóng mát…
Hệ sinh vật cảnh đặc sắc và phong phú tại Quế Lâm Viên
Tọa lạc tại số 50 đường Phú Mộng là Quế Lâm Viên thuộc sở hữu của Tập đoàn Quế Lâm. Với diện tích trên 4.000m2 bao gồm 03 khu Nhà Rường cổ có niên đại hàng trăm năm, hệ thống các loại sinh vật cảnh quý hiếm, hồ nước, non bộ, hội trường, nhà nghỉ ngơi… Quế Lâm Viên với các giá trị văn hóa cổ xưa, hiếm có, đã tạo nên một điểm nhấn về việc gìn giữ văn hóa dân tộc, tôn thờ các giá trị truyền thống và tâm linh, là nơi mà bạn bè trong nước, quốc tế, các đối tác, khách hàng của Tập đoàn khi đến thăm, làm việc và thưởng thức giá trị tinh thần mà không phải lúc nào cũng có và cảm nhận được…
Hệ thống tổng thể nhà Rường, non bộ, hồ nước tại Quế Lâm Viên
” Nhà rường là một loại kiến trúc cổ, ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, dưới triều đại phong kiến Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng của lối kiến trúc Trung Hoa nhưng nhà rường Huế vẫn mang nét riêng biệt của người Việt. Gọi là rường bởi vì có nhiều rường cột, rường kèo, mè với lối kiến trúc theo chữ Đinh, Khẩu hoặc chữ Công. Gian trong nhà rường được tính bằng các hàng cột trong nhà, không có vách ngăn.
Dưới thời phong kiến, việc làm nhà không nằm ngoài luật lệ vua ban. Năm Minh Mạng thứ ba (1822), vua ấn định rằng tất cả các nhà xây dựng bên ngoài Đại Nội, dù phủ của hoàng thân quốc thích hay trưởng công chúa đều không vượt quá ba gian, hai chái. Do vậy, nhà rường Huế xưa chỉ có một gian hoặc ba gian hai chái, có diện tích nhỏ, nhưng về sau bỏ quy định này mà chỉ quy định nhà dựng lên không vượt quá chiều cao cung điện của vua chúa. Do đó, nhà rường Huế thường thấp, mái nhà có độ dốc lớn”./.
Những nét tinh xảo trong nghệ thuật kiến trúc Nhà Rường cổ xưa tại Quế Lâm Viên