Đó là chủ để của Hội thảo Tổng kết mô hình canh tác lúa hữu cơ do Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm tổ chức vào sáng ngày 19/02/2022 tại Tam Nông, Đồng Tháp. Tham gia Hội thảo có đại diện các Sở, Ban, Ngành tỉnh Đồng Tháp, doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và bà con của 15 hộ tham gia mô hình.
Cánh đồng canh tác lúa theo hướng hữu cơ Quế Lâm của HTX Nông nghiệp Phú Thọ tại An Long, Tam Nông, Đồng Tháp.
Mô hình canh tác lúa hữu cơ tại HTX Nông nghiệp Phú Thọ (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) nằm trong dự án thí điểm canh tác hữu cơ của tỉnh Đồng Tháp kết hợp với Tập đoàn Quế Lâm từ năm 2021. Khởi đầu, dự án được triển khai trên cánh đồng 4,98ha với 4 hộ dân tham gia theo đúng quy trình, kỹ thuật canh tác được Tập đoàn Quế Lâm tập huấn, hướng dẫn. Đây là quy trình được Ban kỹ thuật của Tập đoàn Quế Lâm nghiên cứu, trực tiếp thực hiện, theo dõi và kiểm soát.
Phát biểu tại Hội thảo Tổng kết, ông Mai Thanh Liêm – Giám đốc HTX Phú Thọ cho biết, trải qua 2 vụ canh tác, mô hình đã mở rộng diện tích lên đến 20,49ha vào vụ Đông Xuân năm 2021 – 2022 với 15 hộ tham gia. “Lúc đầu, việc vận động bà con nông dân tham gia rất khó, vì bà con vốn đã quen với trồng lúa dùng phân vô cơ. Sau này, nhận thấy mô hình mang đến hiệu quả rất cao về chất lượng lúa, cùng với sự bám sát một cách khoa học và vững chắc của Tập đoàn Quế Lâm từ những bước đầu sản xuất cho đến khi đưa ra thị trường tiêu thụ, HTX đã phát triển cánh đồng lúa hữu cơ lên đến 20,4ha vào vụ mùa thứ 2 và định hướng mở rộng đến 50ha vào vụ tiếp theo”.
Cánh đồng canh tác lúa theo hướng hữu cơ Quế Lâm của HTX Nông nghiệp Phú Thọ tại An Long, Tam Nông, Đồng Tháp.
Mô hình canh tác lúa hữu cơ tại HTX Nông nghiệp Phú Thọ (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) nằm trong dự án thí điểm canh tác hữu cơ của tỉnh Đồng Tháp kết hợp với Tập đoàn Quế Lâm từ năm 2021. Khởi đầu, dự án được triển khai trên cánh đồng 4,98ha với 4 hộ dân tham gia theo đúng quy trình, kỹ thuật canh tác được Tập đoàn Quế Lâm tập huấn, hướng dẫn. Đây là quy trình được Ban kỹ thuật của Tập đoàn Quế Lâm nghiên cứu, trực tiếp thực hiện, theo dõi và kiểm soát.
Phát biểu tại Hội thảo Tổng kết, ông Mai Thanh Liêm – Giám đốc HTX Phú Thọ cho biết, trải qua 2 vụ canh tác, mô hình đã mở rộng diện tích lên đến 20,49ha vào vụ Đông Xuân năm 2021 – 2022 với 15 hộ tham gia. “Lúc đầu, việc vận động bà con nông dân tham gia rất khó, vì bà con vốn đã quen với trồng lúa dùng phân vô cơ. Sau này, nhận thấy mô hình mang đến hiệu quả rất cao về chất lượng lúa, cùng với sự bám sát một cách khoa học và vững chắc của Tập đoàn Quế Lâm từ những bước đầu sản xuất cho đến khi đưa ra thị trường tiêu thụ, HTX đã phát triển cánh đồng lúa hữu cơ lên đến 20,4ha vào vụ mùa thứ 2 và định hướng mở rộng đến 50ha vào vụ tiếp theo”.
Trong suốt quá trình canh tác lúa hữu cơ tại HTX Nông nghiệp Phú Thọ, Tập đoàn Quế Lâm cử cán bộ đến địa bàn, kết hợp với HTX giám sát chặt chẽ toàn bộ quy trình và trong suốt quá trình từ sản xuất cho đến thu hoạch, bao gồm quá trình xử lý, cải tạo đất, theo dõi sâu bệnh và chất lượng lúa đầu ra.
Tập đoàn Quế Lâm cung cấp vật tư đầu vào, gồm các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học… do Tập đoàn sản xuất, đồng thời hỗ trợ 50% vật tư đầu vào và đảm bảo đầu ra vào cuối vụ, giảm bớt áp lực cho người dân yên tâm sản xuất.
Hiện nay, Phòng Nông nghiệp huyện Tam Nông đã tiến hành sử dụng quy trình và phân bón Quế Lâm để hỗ trợ người dân tham gia vào mô hình canh tác lúa hữu cơ, hướng đến việc nâng tổng diện tích canh tác cũng như số hộ dân tham gia cao hơn.
Toàn cảnh Hội thảo.
Thực tế mô hình canh tác hữu cơ cho thấy, sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm đã làm tăng cường sự hoạt hóa của các chủng vi sinh vật có lợi trong đất, phân hủy gốc rạ, các tồn dư phân bón, các lớp đất xấu… từng bước cải thiện môi trường đất qua từng mùa vụ. Hiện nay, trong điều kiện thuận lợi, đã thấy sự xuất hiện trở lại của các loài động vật cải tạo đất như giun đất. Sau 2 vụ lúa, mô hình đã chứng minh được hiệu quả trong nhiều mặt, từ sản xuất nông nghiệp, chất lượng lúa, bảo vệ môi trường, an toàn đối với sức khỏe người sử dụng và đảm bảo kinh tế cho các hộ tham gia.
Theo Thạc sĩ Trần Thanh Tâm, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, HTX Phú Thọ (An Long) là nơi thí điểm đầu tiên mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ tại địa phương. Sau vụ đầu tiên, có thể thấy hiệu quả rõ từ việc sử dụng phân hữu cơ như giảm vấn đề sâu bệnh, tăng cường độ màu mỡ của đất, cân bằng hệ sinh thái. Nhờ ít sử dụng thuốc hóa học, các loài thiên địch trên ruộng lúa xuất hiện trở lại.
“Qua thành công của vụ thứ 2, mô hình bước đầu được bà con đánh giá tốt về quy mô sản xuất và bày tỏ sự đồng thuận, tin tưởng. Tôi nghĩ, đây là nền tảng quan trọng để phong trào canh tác theo hướng hữu cơ trong thời gian tới sẽ từng bước phát triển hơn nữa”, ông Trần Thanh Tâm phát biểu.
Một nhánh lúa thu hoạch từ cánh đồng hữu cơ Quế Lâm.
Chiều cùng ngày, cánh đồng 20,4ha canh tác lúa hữu cơ của HTX Nông nghiệp Phú Thọ đã được thu hoạch. Trong sự hân hoan trước cánh đồng “ít sâu bệnh, năng suất tốt, mã lúa đẹp”, ông Phan Hoàng Em – Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Thọ, cũng là hộ dân tham gia mô hình canh tác lúa hữu cơ – cho biết: “Qua vụ đầu tiên (Hè – Thu 2021) tham gia liên kết trồng lúa hữu cơ với Tập đoàn Quế Lâm, tôi thấy chất lượng lúa so với bên ngoài từ bằng đến hơn, mà năng suất cũng cao, nên tôi và các hộ dân HTX đã quyết định tiếp tục tham gia mô hình cho vụ Đông – Xuân. Đến thời điểm này, khi lúa chín không bị vàng lá, hạt gạo tròn đẹp thì bà con đã thấy vô cùng phấn khởi và tin tưởng”.
Cùng chia sẻ, chị Lý Thị Lành (thành viên HTX Nông nghiệp Phú Thọ) cho biết: “Nhờ tham gia mô hình canh tác hữu cơ với HTX Phú Thọ, sử dụng phân hữu cơ mà chi phí vật tư giảm so với trước đây, chất lượng lúa thu hoạch lại tốt, giá bán tăng hơn 15.000 đồng. Tôi sẽ tiếp tục hợp tác để làm những vụ sau”.
Nguồn: KIM HOA – NGUYỆT ÁNH – BÁO NÔNG THÔN VIỆT