GIẢI ĐỘC CHUA PHÈN CHO ĐỒNG RUỘNG NHỜ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ SIÊU HẠ PHÈN Ở XÃ ÍCH HẬU, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

200/491ha đất sản xuất lúa ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) bị ngộ độc phèn đang từng ngày được hồi sinh nhờ sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh siêu hạ phèn Quế Lâm

GIẢI ĐỘC CHUA PHÈN CHO ĐỒNG RUỘNG NHỜ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ SIÊU HẠ PHÈN Ở XÃ ÍCH HẬU, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

Nông dân Ích Hậu với cánh đồng lúa sử dụng phân Hữu cơ vi sinh Siêu hạ phèn Quế Lâm

Nông dân Ích Hậu rất tâm đắc với sản phẩm phân bón rửa chua phèn của Quế Lâm Ích Hậu nằm lọt thỏm giữa ốc đảo, được bao quanh bởi hệ thống các cửa sông, cửa biển. Hàng chục năm qua sản xuất nông nghiệp thường xuyên đối mặt với nạn xâm nhập mặn. Năm 2008 sau khi khánh thành công trình cống Đò Điệm thì hàng trăm ha đất lúa của xã mới bắt đầu “sống lại”, tuy nhiên do đồng ruộng nhiễm phèn nặng nên hiệu quả kinh tế đạt thấp. Vụ HT 2016, Tập đoàn Quế Lâm phối hợp các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh triển khai môi hình sử dụng phân bón Quế Lâm cho cây lúa trên địa bàn xã Ích Hậu nhằm đánh giá hiệu lực phân chuyên dùng đối với cây lúa trên đất chua phèn. Ông Hoàng Vĩnh ở thôn Ích Mỹ có 0,25ha gieo cấy giống nếp 98 tham gia mô hình. Sau 3 tháng chăm sóc, ông Vĩnh đánh giá: “Từ trước đến nay chưa bao giờ lúa HT đẹp như vụ này”. Theo ông Vĩnh, sau khi được Tập đoàn Quế Lâm hỗ trợ phân bón hữu cơ vi sinh siêu hạ phèn và phân NPK 16:16:8+TE Quế Lâm ông thực hiện 4 lần bón theo quy trình kỹ thuật được hướng dẫn. Kết quả theo dõi cho thấy, giai đoạn đẻ nhánh lúa có màu xanh sáng, bén rễ nhanh, lúa đẻ dày, trong khi ruộng đối chứng có màu xanh nhạt, đẻ nhánh thưa. Khi lúa đứng cái bụi lúa “nở” hơn so với ruộng đối chứng, số dảnh/khóm cao hơn đối chứng 5 dảnh/khóm, rễ dài, ăn sâu vào đất. Đặc biệt, khả năng chống đổ của lúa tốt, cơ bản chống chịu được các loại sâu bệnh, chỉ nhiễm nhẹ khô vằn… “Bây giờ bông lúa đã chín trên 80% nhưng bộ lá vẫn xanh bền màu, cây cứng, không bị đổ và quan trọng nhất năng suất ước đạt 3 tạ/sào, cao hơn rất nhiều so với ruộng đối chứng và các vụ HT trước”, ông Vĩnh phấn khởi.

Đánh giá hiệu quả phân bón Quế Lâm trên đồng đất Ích Hậu, Phó Chủ tịch UBND xã Đặng Quang Bắc nhấn mạnh: “Qua thử nghiệm bước đầu có thể khẳng định phân bón Quế Lâm góp phần hạ phèn cải tạo đất; giải độc hữu cơ, chống ngộ độc cho cây lúa rất tốt. Bộ rễ phát triển mạnh, lá xanh, năng suất cao hơn ruộng đối chứng và vụ HT các năm trước 30 – 50kg/sào. Sắp tới chúng tôi sẽ đấu nối Tập đoàn Quế Lâm chuyển giao phân hữu cơ vi sinh siêu hạ phèn bón cho các vùng đất sâu trũng, nhiễm phèn trên địa bàn”. Trao đổi với PV, ông Hồ Đăng Khoa, Phó TGĐ Tập đoàn Quế Lâm cho hay, việc bón phân hữu cơ vi sinh siêu hạ phèn kết hợp phân NPK Quế Lâm sẽ giải độc hữu cơ, tăng hiệu quả cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp hơn; cung cấp dinh dưỡng cân đối, bổ sung thêm phân trung, vi lượng; đồng thời, tăng chất điều hòa sinh trưởng giúp cây lúa phát triển mạnh, cho năng suất cao. Tất nhiên, kết quả vụ HT 2016 mới chỉ là đánh giá bước đầu, tập đoàn sẽ tiếp tục thực hiện mô hình 2 – 3 vụ nữa để chứng minh tính bền vững, thích nghi của phân trên từng chất đất, từng vùng cụ thể. “Vụ HT ở Hà Tĩnh là vụ sản xuất “năm ăn năm thua” nhưng nay bà con đã mắt thấy, tai nghe, tay sờ hiệu quả của việc bón phân siêu hạ phèn Quế Lâm. Tập đoàn mong rằng bà con hãy là người tiêu dùng thông thái, mạnh dạn lựa chọn phân bón Quế Lâm để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa”, ông Khoa nói.

Ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt vào BVTV Hà Tĩnh: Trước đây nông dân thường bón phân vô cơ nên làm chất đất càng ngày càng xấu. Việc sử dụng phân hữu cơ để cải tạo đất, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường theo nghiên cứu của Tập đoàn Quế Lâm đang là xu hướng hiện tại và tương lai. Quá trình theo dõi mô hình ở xã Ích Hậu có thể khẳng định các hiệu quả bước đầu như: Thời gian đẻ nhánh nhanh; rễ dài, hút được nhiều chất dinh dưỡng; cây lúa cao; màu xanh vàng, óng đẹp; năng suất cao hơn đối chứng khoảng 10 tạ/ha.

Ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt vào BVTV Hà Tĩnh: Trước đây nông dân thường bón phân vô cơ nên làm chất đất càng ngày càng xấu. Việc sử dụng phân hữu cơ để cải tạo đất, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường theo nghiên cứu của Tập đoàn Quế Lâm đang là xu hướng hiện tại và tương lai. Quá trình theo dõi mô hình ở xã Ích Hậu có thể khẳng định các hiệu quả bước đầu như: Thời gian đẻ nhánh nhanh; rễ dài, hút được nhiều chất dinh dưỡng; cây lúa cao; màu xanh vàng, óng đẹp; năng suất cao hơn đối chứng khoảng 10 tạ/ha.

Tin – Ảnh: Thanh Nga – Báo Nông nghiệp.